Cơ sở khoa học của "Luật Hấp Dẫn" (Phần 2)

3. Phản hồi Nội tại và Ngoại tại
Xin hãy nhớ rằng, niềm vui chính là hệ thống chỉ dẫn nội tại của bạn. Nó là một thiết bị phản hồi nội tại rất riêng của cá nhân bạn. Nếu bạn thấy phấn chấn, vui vẻ, hạnh phúc thì chắc chắn bạn đang đi đúng hướng, đang sống với cái tôi thật sự của bạn. Nếu bạn thấy buồn rầu đau khổ, thất vọng thì có lẽ bạn đang đi không đúng hướng. Chỉ đơn giản thế thôi. 

Khi bạn đang ở trong trạng thái cảm xúc vui mừng, thích thú có nghĩa là bạn đang làm điều gì đó đúng đắn, vậy nên bạn cứ hãy cứ tiếp tục làm những điều đó. Hãy để ý đến cảm xúc của bạn và làm sao để mặc định cho “chiếc la bàn” của bạn luôn hướng tới “niềm vui”. Niềm vui, hạnh phúc trong hiện tại của bạn chính là điều chủ chốt giúp bạn hấp dẫn thêm nhiều niềm vui, hạnh phúc trong tương lai.       

Giờ đây, cùng với những phản hồi nội tại, bạn còn thường xuyên nhận được những phản hồi từ bên ngoài – những thông điệp từ vũ trụ. Loại phản hồi này xuất hiện dưới rất nhiều dạng thức khác nhau.

Đó có thể là những dấu hiệu rất tinh vi hoặc không được tinh vi cho lắm, bạn nhận được từ người khác, từ những tình huống và sự kiện trong đời mình. Chắc chắn bạn đã từng trải qua những lúc mà mọi việc dường như rất “trôi”, mọi thứ cứ tự nhiên đến với bạn mà chẳng cần nỗ lực gì. Bạn có cảm giác được ủng hộ trong cả hành động và sự cố gắng của mình. Điều đó có nghĩa là những phản hồi từ bên ngoài đang nói cho bạn biết bạn đang đi đúng hướng.

Ngược lại có những lúc đi đâu bạn cũng gặp phải sự kháng cự, và mọi việc có vẻ như chẳng có gì là tốt đẹp cả, dù bạn có cố gắng như thế nào đi chăng nữa. Đó chính là những phản hồi từ bên ngoài của vũ trụ nhằm bảo vệ và nói cho bạn biết bạn đang đi lệch hướng, bạn đang bơi ngược dòng.

Hệ thống phản hổi bên trong và bên ngoài này sẽ chỉ cho bạn biết khi nào bạn đi đúng đường và khi nào không. Bạn chỉ cần học cách để ý tới những thông điệp của chúng. Chúng sẽ chỉ dẫn cho bạn nếu bạn để chúng được làm thế.
Mỗi khi tôi làm điều gì đó mà tôi cảm thấy không đúng, thì cuối cùng đều là không đúng”.
                                                                                     Mario Cuomo

Tất nhiên là trong cuộc sống sẽ có những lúc bạn cảm thấy buồn rầu, chán nản, thất vọng. Đó chỉ đơn giản là thăng trầm của cuộc sống. Nếu không có “trầm”, chúng ta sẽ không bao giờ có thể đánh giá cao “thăng” được. Nếu không có "bóng tối", chúng ta sẽ không biết trân trọng "ánh sáng".

Những lúc đau đớn như vậy thường được đánh giá là những cơ hội để phát triển cảm xúc và tinh thần. Chúng cho chúng ta thêm nhiều trạng thái để tham khảo, và giúp chúng ta so sánh, đối chiếu để nhận ra và đánh giá cao những lúc vui vẻ trong cuộc đời mình.

Hiển nhiên là rất khó để giữ cho suy nghĩ và tình cảm của chúng ta trong trạng thái tích cực khi phải đối mặt với những khoảnh khắc đau thương, tăm tối. Bạn cần nhớ rằng bạn có quyền lựa chọn cách phản ứng hoặc tiếp nhận bất kỳ một tình huống nào. Trong cuộc sống, không có sự kiện “tốt” hay “xấu”; chỉ có những ý tưởng được định liệu trước của chính chúng ta và những khái niệm khiến những vật nhất định trở thành như vậy trong mắt chúng ta.

Mọi việc xảy ra trong đời chúng ta đều đính kèm một cơ hội để phát triển theo một cách nào đó. Hãy cố nhớ lấy điều này: bất cứ sự kiện có vẻ tiêu cực nào cũng có thể là hạt giống tạo nên một điều gì đó tốt đẹp.          
Không có sai lầm, không có sự trùng hợp ngẫu nhiên. Mọi việc đều là phúc lành để chúng ta học hỏi”.
    Elisabeth Kubler-Ross

4. Cảm xúc Tích cực và Tiêu cực

Chắc chắn bạn cũng nhận ra rằng khi bạn thấy vui vẻ, hạnh phúc, bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhành và thảnh thơi. Bạn cảm thấy mình được kết nối. Bạn có cảm giác mình đang sống! Đó là trạng thái tồn tại tự nhiên của bạn. Đó mới là điều cuộc đời bạn dự định hướng tới.  Hãy cố gắng sống trong trạng thái thích thú, kỳ diệu và biết ơn. 

Những cảm xúc tích cực, chan hoà này rất tốt và chúng sẽ gia tăng tần số rung cảm của bạn. ở nơi có sự yêu thương và hạnh phúc, bạn là thỏi nam châm hút tất cả những gì tốt đẹp và giàu có mà thế giới này ban tặng.

Những xúc cảm tiêu cực như giận dữ, thù hằn, ghen ghét và sợ hãi sẽ chỉ tạo ra những hiệu ứng ngược lại. Chúng sẽ giảm tần số rung cảm của bạn, khiến bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng và cằn cỗi. Chúng có thể tạo ra ốm đau, bệnh tật về mặt thể chất.

Xúc cảm tiêu cực chắc chắn sẽ tạo ra cảm giác bị chia cắt, không được kết nối. Chúng giống như một bức tường đá - một chướng ngại chặn lại niềm vui vốn là con người thật sự của bạn. Những xúc cảm đó sẽ chặn đứng dùng chảy năng lượng tích cực trong cuộc đời bạn và chúng chỉ có một “tác dụng” duy nhất là hút thêm thật nhiều những nguồn năng lượng tiêu cực khác.

Vì vậy, nếu bạn vướng vào những cảm xúc của sự tức giận, sợ hãi, oán giận hay bị phản bội, thì gời chính là lúc để tống khứ chúng đi. Hãy loại bỏ suy nghĩ và những kiểu hành vi cũ kỹ ấy, hãy sống cho hiện tại.

Nếu cứ mãi tập trung vào nỗi đau hay sự tức giận, bạn sẽ chỉ tạo nên, thậm chí còn nhiều hơn, những tình huống tiêu cực, không lành mạnh trong cuộc đời mình mà thôi. Bạn cần phải dọn chỗ cho những cảm xúc và trải nghiệm tích cực bạn muốn hấp dẫn.

Tức giận chỉ làm cho bạn nhỏ nhen hơn. Còn tha thứ lại thúc đẩy bạn phát triển hơn cả chính bạn trước kia!”
                                                                                     Cherie Carter-Scott

tiếp theo: Ý Thức và Tiềm Thức - Cơ sở khoa học của "Luật Hấp Dẫn" (P3)
xem phần 1 tại đây: Cơ sở khoa học của “LUẬT HẤP DẪN” (Phần I)
Nguồn: luathapdan.com

No comments:

Powered by Blogger.