14 nguyên tắc làm việc “tàn bạo” của Amazon
Amazon nổi tiếng là một nơi khó làm việc.Theo cái nhìn tổng thể New York
Times mô tả một nơi làm việc đầy căng thẳng - mỗi khi đến màn “kiểm tra
hiệu suất làm việc” là các nhân viên lại cảm thấy như họ đang phải bất
đắc dĩ “gắp lửa bỏ tay người” để tự bảo vệ mình. Rất nhiều thủ thuật
cạnh tranh của Amazon được xây dựng dựa trên cái gọi là “Nguyên tắc Lãnh
đạo” của công ty.
14 nguyên tắc dưới đây được coi như là
kim chỉ nam cho nhân viên trong cách thức đưa ra các ý tưởng mới và nâng
cao hiệu quả kinh doanh.
1. Ám ảnh về khách hàng
Các lãnh đạo sẽ lấy khách hàng làm điểm bắt đầu và từ đó tìm ra các công việc cần làm. Họ làm việc một cách đầy nhiệt huyết để đạt được và giữ được sự tin tưởng của khách hàng. Mặc dù các nhà lãnh đạo vẫn luôn để tâm đến các đối thủ khác, họ vẫn mang trong mình một nỗi ám ảnh về khách hàng.
Các lãnh đạo sẽ lấy khách hàng làm điểm bắt đầu và từ đó tìm ra các công việc cần làm. Họ làm việc một cách đầy nhiệt huyết để đạt được và giữ được sự tin tưởng của khách hàng. Mặc dù các nhà lãnh đạo vẫn luôn để tâm đến các đối thủ khác, họ vẫn mang trong mình một nỗi ám ảnh về khách hàng.
2. Quyền làm chủ
Nhà lãnh đạo là người làm chủ. Họ có tư duy dài hạn và sẽ không hi sinh “con cá rô” để bắt “con săn sắt”. Họ coi hành động của mình không chỉ là của một cá nhân hay một phòng ban, họ hành động với tư cách là đại diện của toàn thể công ty. Các nhà lãnh đạo đó không bao giờ nói rằng “đấy không phải việc của tôi”
3. Sự phát minh và đơn giản hóa
Các nhà lãnh đạo luôn mong đợi và yêu cầu sự sáng tạo từ đội ngũ của họ cũng như luôn tìm cách để đơn giản hóa điều đó. Họ có tư duy hướng ngoại, tìm tòi các ý tưởng mới từ khắp mọi nơi, và không bao giờ bị giới hạn bởi suy nghĩ “phát minh đó đã không ra đời ở đây”. Khi họ dám làm những điều mới lạ, họ chấp nhận việc sẽ bị hiểu nhầm trong một thời gian dài.
4. Đúng, và đúng nhiều
Lãnh đạo thường xuyên có các quyết định đúng. Họ có khả năng đánh giá rất tốt cùng với một bản năng nhạy bén. Họ thường nhìn ra góc khuất của một vấn đề và tìm cách để phản biện lại chính những quan điểm của mình.
5. Tuyển dụng và phát triển những người giỏi nhất
Các nhà lãnh đạo sẽ nâng tiêu chuẩn công việc sau mỗi lần tuyển dụng và đào tạo. Họ phát hiện và sẵn sàng dìu dắt những tài năng đặc biệt trong tổ chức. Các lãnh đạo sẽ đào tạo ra các lãnh đạo tiếp nối và hoàn toàn nghiêm túc trong việc chỉ đường dẫn lối cho thế hệ sau. Họ làm việc vì nhân viên của mình để tạo ra một cơ chế phát triển nghề nghiệp tương lai cho nhân viên.
6. Luôn yêu cầu một quy chuẩn cao nhất
Lãnh đạo luôn có những tiêu chuẩn tăng cao dần - nhiều người cho rằng các tiêu chuẩn đó thật là “trên trời dưới biển”. Các nhà lãnh đạo không ngừng nâng cao tiêu chuẩn và thúc đẩy đội ngũ nhân viên tạo ra những quy trình làm việc, sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao. Lãnh đạo sẽ đảm bảo rằng không có chuyện rò rỉ những thông tin không chính xác xuống các cấp dưới, phát hiện lỗi ở đâu thì phải xử lý ngay ở đó.
7. Tư tưởng lớn
Những người không nghĩ lớn thì sẽ rất dễ tự hài lòng với bản thân. Các nhà lãnh đạo dẫn lối các nhân viên theo một định hướng rõ ràng và truyền cảm hứng công việc cho họ. Lãnh đạo luôn nghĩ khác và tìm mọi cách có thể để phục vụ khách hàng
8. Chớp thời cơ
Trong kinh doanh, tốc độ là một yếu tố quan trọng. Có nhiều quyết định và hành động có thể làm lại được và không cần đến các nghiên cứu chuyên sâu. Việc dám đương đầu với những rủi ro đã được lường trước luôn được đánh giá cao.
9. Tính tiết kiệm
Làm nhiều mà tốn ít là điều luôn được khuyến khích. Làm việc với nguồn lực hạn chế sẽ giúp thúc đẩy khả năng xoay sở, tính độc lập và sự sáng tạo. Không có lý do gì để phải tăng thêm số lượng nhân viên, tăng ngân sách hay các chi phí cố định.
10. Có tinh thần học hỏi và cầu thị
Các nhà lãnh đạo sẽ không bao giờ ngừng học hỏi và luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân. Họ tò mò về những sáng kiến có tính khả thi và tìm cách để nghiên cứu chúng.
11. Xây dựng lòng tin
Các nhà lãnh đạo sẽ lắng nghe chăm chú, nói chuyện thẳng thắng, và đối xử tôn trọng với người khác. Họ có thể tự đưa ra những lời phê bình bản thân dù cho đó có thể là một điều đáng hổ thẹn. Họ không tin vào những thứ hào nhoáng bên ngoài. Họ chấm điểm cho mình và cho đội nhóm theo những thang điểm khắt khe nhất.
12. Sâu sát đến mọi việc
Lãnh đạo quan tâm đến công việc ở mọi cấp, luôn cập nhật kể cả những chi tiết nhỏ, kiểm toán thường xuyên và sẽ đặt ra nghi vấn khi thấy sự chênh lệch giữa sổ sách và lời nói. Không có việc nào là họ không nắm bắt được.
13. Có chính kiến, tư duy phản biện và mức độ cam kết cao
Khi các quyết định bị hoài nghi, lãnh đạo buộc phải kiểm chứng lại một cách nghiêm túc, dù cho họ có cảm thấy mệt mỏi hay kiệt sức đi chăng nữa. Các nhà lãnh đạo có niềm tin và ý chí ngoan cường. Họ sẽ không thỏa hiệp chỉ để cho mọi người vui lòng. Một khi quyết định đã được đưa ra, họ sẽ cam kết và tuân thủ hoàn toàn.
14. Hoàn thành nhiệm vụ
Các nhà lãnh đạo tập trung vào những nhân tố đầu vào qun trọng và từ đó thực hiện công việc đúng tiến độ và đúng chất lượng. Kể cả khi gặp khó khăn, họ cũng sẽ vượt lên trên các chướng ngại và không bao giờ chịu dậm chân tại chỗ.
Mặc dù các báo cáo cho thấy biến động
nhân sự của Amazon luôn ở mức cao, cổ phiếu của hãng này vẫn tăng trưởng
đều. Gã khổng lồ thương mại điện tử này đã khiến phố Wall phải giật
mình với mức thu nhập ròng quý 2 là 92 triệu USD, tương đương 9 cent một
cổ phiếu.
Các nhà phân tích cho rằng thành quả này có được phần lớn là do sức mạnh dịch vụ mạng của Amazon và thị trường bên thứ 3 của trang web.
Amazon cũng cho biết rằng tính đến cuối quý 2, ngày 30/6/2015, hãng này đã tuyển mộ 183.100 nhân viên trên khắp thế giới.
Số lượng nhân viên đã tăng 18.000 người so với quý 1, không bao gồm nhân viên thời vụ và nhân viên hợp đồng. Đây là mức tăng về nhân sự lớn nhất trong lịch sử công ty, tăng 38% số lượng so với mức 132.600 nhân viên ở cùng kỳ năm ngoái.
Giám đốc tài chính của Amazon, ông Brian Olsavsky, chia sẻ: “Phần lớn nhân công được đưa vào khu vực vận hành, bởi chúng tôi đang cần người cho trung tâm triển khai và trung tâm liên lạc mới. Chúng tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm những nhân viên thông minh, sáng tạo và luôn vì khách hàng mà cố gắng”.
Các nhà phân tích cho rằng thành quả này có được phần lớn là do sức mạnh dịch vụ mạng của Amazon và thị trường bên thứ 3 của trang web.
Amazon cũng cho biết rằng tính đến cuối quý 2, ngày 30/6/2015, hãng này đã tuyển mộ 183.100 nhân viên trên khắp thế giới.
Số lượng nhân viên đã tăng 18.000 người so với quý 1, không bao gồm nhân viên thời vụ và nhân viên hợp đồng. Đây là mức tăng về nhân sự lớn nhất trong lịch sử công ty, tăng 38% số lượng so với mức 132.600 nhân viên ở cùng kỳ năm ngoái.
Giám đốc tài chính của Amazon, ông Brian Olsavsky, chia sẻ: “Phần lớn nhân công được đưa vào khu vực vận hành, bởi chúng tôi đang cần người cho trung tâm triển khai và trung tâm liên lạc mới. Chúng tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm những nhân viên thông minh, sáng tạo và luôn vì khách hàng mà cố gắng”.
Vinh Lê/Trí Thức Trẻ/Business Insider
No comments: