3 kỹ năng quản lý tài sản

Chúng ta thường định nghĩa tài sản là “tất cả những gì có thể làm căng phồng túi tiền của chúng ta”, nói như vậy, phải chăng chúng ta chỉ cần tìm cách để tiền luôn ào ào chảy vào túi của chúng ta? Đương nhiên không dễ dàng như vậy.
Tuy nhiên, sự thật không nằm ở chỗ bạn gìn giữ tài sản của bạn như thế nào, mà là làm như thế nào để tài sản hiện có của bạn tiếp tục tạo ra của cải, đẻ ra tài sản khác. Làm được đến mức này, ngoài việc phải trang bị những kiến thức cơ bản về tài chính như báo cáo tài chính, thuế và đầu tư, chúng ta cần có kỹ năng.


1. Tôn trọng tài sản có thể thu hút tài sản, ngược lại sẽ hủy hoại tài sản


Đây chính là nguyên nhân làm cho người giàu ngày càng giàu thêm. Nếu bạn tôn trọng tài sản của bạn, làm những gì tốt nhất cho tài sản của bạn, bạn sẽ biến thành một miếng nam châm, tài sản xung quanh sẽ bị “hút” về phía bạn.


Nhưng phần lớn chúng ta thường cho rằng “tiền không phải là tất cả cuộc sống” nên rất dễ dàng hình thành quan niệm “của cải là vật ngoại thân”, đồng thời sẽ quán triệt nó vào hành vi thường ngày, cho rằng tính toán chi ly với đồng tiền là việc làm không giữ thể diện.

Chúng ta đều biết rằng trong cuộc sống còn có rất nhiều vấn đề quan trọng hơn, ví dụ tình thần, tình bạn, giá trị bản thân…nhưng trên thực tế những vấn đề này đều không hề mâu thuẫn với việc chú trọng tài sản của bạn.



Nên nhớ rằng cuộc sống tài chính của bạn giống như một vườn hoa, nếu bạn chăm sóc cẩn thận, tưới nước bỏ phân, tỉa cành làm cỏ thì vườn hoa sẽ đua nhau khoe sắc, tốt hơn nhiều so với việc bạn bỏ bê nó.


Lẽ nào bạn không muốn vườn hoa tài chính của bạn ngày càng tươi đẹp phong phú? Lẽ nào bạn không nên có được nó?


2. Thời gian quyết định của cải


Chịu đi làm thuê hay tự làm chủ? Nếu đem chúng so sánh với nhau, khi liên quan đến tiền và trong quá trình đồng tiền “tăng trưởng”, có thể bạn cũng không thể phủ nhận thời gian là nhân tố quan trọng nhất.


Bạn cho đồng tiền có được nhiều thời gian hơn, tức là kéo dài thời gian “tăng trưởng” cho nó chính là nhân tố chủ yếu để thu hút và tạo ra của cải. Khi ngày nghỉ hưu đến, số tiền mà bạn tiết kiệm được sẽ quyết định cuộc sống sau này của bạn.


Nếu mỗi tháng bạn gửi vào tài khoản 100 USD bắt đầu từ tuổi 45, với lãi suất bình quân là 10% thì đến tuổi 65 bạn đã có một khoản tiền là 71.880 USD.


Nếu bạn bắt đầu tiết kiệm sớm hơn 10 năm (tức là bắt đầu từ tuổi 35), mỗi tháng bạn gửi tiết kiệm 100 USD, đến 65 tuổi bạn sẽ có được số tiền là 206.440 USD.


Nếu bạn bắt đầu gửi tiết kiệm từ tuổi 25 với 100 USD mỗi tháng, thì đến tuổi 65, bạn sẽ có được 555.454 USD.


Thời gian sẽ quyết định sự khác biệt này. Trong quá trình tạo ra của cải cho tương lai, thời gian là tối quan trọng. Khi bạn để đồng tiền trong trạng thái luôn sinh lời thì bản thân khoản tiền gửi vào sẽ làm gia tăng số tiền của bạn, giống như con “ong thợ” trong tổ ong tiền bạc.


3. Khống chế nợ nần


Nợ nần là gánh nặng nhất trong cuộc sống. Nó khiến bạn căng thẳng và lo âu. Nếu bạn là một người nghèo, cho dù khoản nợ rất nhỏ nhưng cũng tạo thành áp lực lớn cho bạn. Còn nếu bạn là một người giàu có, thì thẻ tín dụng giống như trái cầu tuyết cuốn hút bạn dính vào nợ nần chồng chất.


Nhất định phải khống chế nợ nần, nếu bạn không thể trả toàn bộ số nợ. Sau khi bạn thấy chi tài khoản của mình, bạn cần phải tìm mọi cách lấp đầy “lỗ đen” đó.


Chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ, hãy bỏ đi tất cả những thẻ tín dụng của bạn. Nếu bạn không muốn hành động ngay lập tức, chứng tỏ bạn vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa loại nợ phải trả này.


Nói cụ thể hơn bạn cần phải thanh tra hàng tồn kho: ngồi lại và kiểm tra lại những khoản nợ nần của bạn, nghiên cứu các tờ hóa đơn nợ, đối mặt với những khoản nợ mà bạn phải trả, và tính xem bạn đã phải trả bao nhiêu chi phí cho những khoản nợ này.


Khi bạn thoát ra khỏi nợ nần, bạn sẽ cảm thấy khi không còn mang nợ, tâm trạng vui và thoải mái hơn là niềm vui khi mua được những thứ bằng cách đi vay tiền.


Theo BizLIVE.vn
Powered by Blogger.