8 bài học kinh doanh từ Richard Branson mà trường kinh tế sẽ không dạy bạn

Có nhiều con đường dẫn đến thành công, và với Sir Richard Branson – người sáng lập tập đoàn Virgin – con đường đến với danh vọng của ông cũng khá độc đáo mà chắc chắn rằng bạn sẽ không thể tìm thấy chúng ở trường kinh doanh.



Branson mắc một chứng bệnh lạ có tên dyslexia, và căn bệnh này khiến ông gặp khó khăn trong việc học đọc và viết, kết quả là ông bỏ học từ 16 tuổi. Tuy vậy, người đàn ông với mái tóc dài và mang chất giọng Anh quốc điển hình này đã xây dựng tám công ty trị giá hàng tỷ đô la trong tám ngành công nghiệp khác nhau, tất cả đều xuất phát trong việc gặp khó khăn khi học và những gì ông đã không được học trong các ngôitrường kinh doanh.
“Nếu tôi theo đuổi nền giáo dục của mình đủ lâu để hiểu được tất cả các khái niệm cơ bản và những điều không nên làm khi bắt đầu khởi nghiệp, tôi thường tự hỏi cuộc sống của mình sẽ khác như thế nào và tôi có thể đạt được điều gì trong sự nghiệp, trang Inc trích lời của Branson.
Thành công của Branson đến từ sự trải nghiệm những gì ông nghĩ và những điều mà bản thân tin tưởng.
Sau đây là một số bí mật mà bạn sẽ không được học tại các trường kinh doanh được tiết lộ trong cuốn sách của ông có tên Like a Virgin: Secrets They Won’t Teach You at Business School.
1. “Bạn không bao giờ biết được điều gì khi cố gắng làm cho những việc mới mẻ xảy ra. Thay vào đó hãy xem chúng như cuộc thử nghiệm”
Hãng hàng không Virgin từng được thành lập tại trong một tầng hầm ở phía tây London. Ban đầu, “không hề đặt ra bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào cả. Đơn giản là tôi muốn thử nghiệm một cái gì đó mà mọi người cảm thấy thích thú khi dùng” trang Business Insider dẫn lời Branson.
Lần đầu tiên khi làm bất cứ việc gì mới mẻ đều là một thử thách lớn và không có điều gì bảo đảm cho sự thành công. Sự nghiệp của Branson là một ví dụ điển hình cho một doanh nhân thành công bằng việc chấp nhận rủi ro và dám thách thức, khám phá những điều không tưởng. Ông đặt ra mục tiêu cho mình và sẽ không ngừng chiến đấu cho đến khi để lại dấu ấn của mình tại đó.
2. “Khi con người đạt được vị trí cao hơn một chút so với những gì mình mong đợi, họ có khuynh hướng chững lại”
Branson tin rằng nếu ông nghĩ, “Tôi là một doanh nhân”, có lẽ ông sẽ từ bỏ việc chinh phục thêm những tầm cao mới, trong đó thế giới sẽ không bao giờ xuất hiện hãng hàng không mang thương hiệu Virgin. Sự hứng thú của ông trong cuộc sống xuất phát từ việc thiết lập những thách thức và thúc đẩy sự cao trào.
3. “Cần nhiều như một cá tính mạnh mẽ để khởi nghiệp một công ty, bạn cũng phải hiểu được nghệ thuật của sự ủy nhiệm”
Branson tin tưởng vào việc trao niềm tin cho các cộng sự. Mặc dù, bạn không cần từ bỏ hoàn toàn quyền kiểm soát, nhưng bạn nên thể hiện cho mọi người thấy rằng bạn tin tưởng và kỳ vọng vào thứ trách nhiệm mà mình đã đặt nơi họ.
“Nghệ thuật trong việc dùng người là điều mà bất cứ ông chủ nào cũng phải thuần phục”, trang zing.vn dẫn lời của Branson. Một trong những mục tiêu của bạn nên làm là tìm những cộng sự, người thật sự chia sẽ tầm nhìn cùng bạn và cũng đủ tin cậy để bạn giao phó công việc trong khi bạn thực hiện các bước tiếp theo.
4. “Không cần xấu hổ bởi sai lầm của bản thân. Thay vào đó, bạn cần học hỏi và bắt đầu lại một lần nữa”
Branson tin rằng chúng ta rút bài học từ thất bại sẽ có ích hơn là nhìn lại sự thành công, và rằng chỉ bằng việc hiểu biết và khôn ngoan hơn nơi bản thân đã vấp ngã thì nhiều khả năng bạn sẽ đạt được thành công trong tương lai. Rút ra và hiểu nơi mà mọi thứ đã đi sai hướng là một cách thức hiệu quả để làm nên nền tảng cho thành công sắp tới.
Khởi nghiệp cũng chẳng khác phiêu lưu là mấy, vì bạn sẽ đối mặt cả trăm tình huống bị dồn vào đường cùng vả phải làm việc ngày đêm để tìm được lối ra. “Tôi nghĩ rằng mình có thể đối mặt với thất bại khá tốt và không dành quá 2 giờ để buồn vì tôi biết mình đã làm hết sức”, trích từ cuốn sách - Làm theo cách của Vigin: Tất cả những gì tôi biết về lãnh đạo – của Richard Branson.
5. “Bạn không cần học để đi theo các quy tắc sau: Bạn học từ thực hành và đứng dậy khi ngã”
Trong suốt sự nghiệp của mình, Branson đã gặp phải không ít tình huống khó khăn. Và như bao nhiêu người chủ doanh nghiệp khác, ông cũng gặp nhiều thất bại trong các dự án phát triển của mình, đơn cử là dự án Virgin Megastore. Tuy vậy, Branson không bao giờ bỏ cuộc mà học từ người thầy thất bại để làm hàng trang tiến về phía trước. Đối với ông, thất bại cũng là một phần của trò chơi mà bạn phải vượt qua để đạt được vinh quang thành công.
Bên cạnh đó, Branson tin tưởng vào quyền tự định đoạt, và ông cho rằng mọi người sẽ mất đi lợi thế này khi công việc cho họ nhiều sự lựa chọn giữa thành công và thất bại.
6. “Cách tốt nhất để hiểu bất cứ điều gì là bắt tay vào làm”
Đừng nhìn người ta làm mà hãy tự mình thực hiện và khám phá chúng là bài học quan trọng trong tuổi thơ của Branson từ người mẹ của mình, và ông cũng cho rằng đây là cách nuôi dạy con cái khá tốt.
Ngoài ra, Branson tin rằng nơi sinh lợi nhất để doanh nghiệp đầu tư chính là nhân viên. Khi bạn muốn hiểu được nhân viên, bạn chỉ cần bắt tay đầu tư vào họ vì lúc đó họ sẽ tìm hiểu cách thức làm thế nào để khiến mọi việc trở nên tốt hơn. Mặc dù vốn đầu tư vào nhân viên sẽ không được hoàn lại như ban đầu, thay vào đó lãnh đạo sẽ được nhận những giá trị vô hình khác như sự chăm chỉ, lòng trung thành và sự ngưỡng mộ từ nhân viên.
7. “Một doanh nghiệp cần mang trong mình bầu không khí thoải mái và là nơi để thỏa mãn bản năng sáng tạo”
Bầu không khí vui vẻ chính là chiếc chìa khóa cho sự khăng khít và đoàn kết giữa các công ty con trực thuộc tập đoàn Virgin. Branson luôn khuyến khích các buổi tiệc hay các sự kiện bởi ông cho rằng chúng có thể xoa bỏ khoảng cách giữa sếp và nhân viên, từ đó sẽ ươm mầm những ý tưởng sáng tạo đột phá.
Vì thế, Branson tin rằng nhân viên của ông không bao giờ mang cảm giác chỉ đơn thuần là người làm thuê nhận lương. Ông muốn mọi người làm việc với mình bằng sự nhiệt tình và cùng nổ lực chung tay đóng góp vào tổ chức.
8. “Người giỏi không chỉ quan trọng đối với một công ty. Họ còn chính là doanh nghiệp”
Theo Branson, động cơ thực sự đằng sau mỗi doanh nghiệp chính là con người. Ông nhìn vào các doanh nghiệp và không thấy gì ngoài một nhóm người, và ông xem họ là tương lai cũng như là thứ tài sản giá trị nhất của bất kỳ công ty nào trên thế giới.
Ngoài ra, thành công của Branson là minh chứng quan trọng rằng trường học không phải là nơi duy nhất để bạn có được kiến thức kinh doanh thắng lợi, mà sự trải nghiệm từ hết thất bại này đến thất bại khác từ trường đời cũng sẽ mang lại những bài học kinh doanh bổ ích.
Đinh Lộc
Theo Trí Thức Trẻ/Inc.

No comments:

Powered by Blogger.