Những tiêu chuẩn khi tìm cộng sự khởi nghiệp (P2)

AI SẼ LÀ NGƯỜI BẠN CHỌN ĐI CHUNG TRÊN MỘT CON TÀU CÁNH NGẦM

Làm cách nào để chọn cộng sự khi khởi nghiệp?

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC TRƯỚC 


Chọn cộng sự cũng giống như chọn thủy thủ đi cùng trên một tàu ngầm vòng quanh thế giới. Không gian trên tàu thường chật chội nên bạn sẽ nhanh chóng biết hết tính cách riêng từng người, thậm chí ngay cả những người chuyên thọc mạch nhất. Bạn sẽ trải qua những giây phút căng thẳng, những tình huống tưởng chừng như vô vọng và những thời điểm gay go đòi hỏi phải có quyết định không mấy hài lòng. 



Môi trường kinh doanh cũng giống như thế. Bạn rồi sẽ phải thấy mặt xấu nhất của các cộng sự vì thế tốt nhất họ nên là những người có điểm chung với bạn: tiêu chuẩn đạo đức. 

Một cộng sự trung thành với những nguyên tắc đạo đức phù hợp với bạn sẽ tốt hơn nhiều so với những người tài giỏi nhưng không biết đạo lý là gì. Hãy tìm những người có những nguyên tắc đạo đức tương tự bạn, những người với cùng vi phạm chuẩn mực đạo đức như nhau. 

Nhưng làm như thế nào đánh giá được tiêu chuẩn này? Chắc chắn không phải từ cuộc nói chuyện về vấn đề làm ăn. Hỏi thăm về những điều họ mong muốn trong cuộc sống, bao lâu họ thăm con cái một lần, điều gì trên thế giới quan trọng với họ nhất, họ nghĩ gì về người khác phái, họ thích cái gì, ghét cái gì…hãy tìm hiểu tất tần tật những gì bạn có thể biết về người bạn đang cân nhắc trở thành cộng sự. 

Đừng bao giờ hợp tác với người bạn không tin tưởng hay biết rõ. Hãy bỏ qua những gì một người có thể mang lại cho công ty bạn nếu như người đó không có cùng tiêu chuẩn đạo đức như bạn, hoặc bạn không chắc mình có thích tiêu chuẩn đạo đức của người đó không. 

Một mối quan hệ hợp tác lâu dài dựa trên tinh thần trách nhiệm, tính rộng lượng và sự tin tưởng. Vì thế, tập trung quanh mình những người “lành mạnh”, trung thực với tiêu chuẩn đạo đức như bạn. 

Theo bản năng, con người nhận chân được giá trị đạo đức của lòng trung thực – nghiên cứu của tôi khẳng định điều này. Một trong những yêu cầu tôi đưa ra cho những doanh nhân tham dự phỏng vấn là xếp hạng các tiêu chuẩn, theo thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất, mà họ dựa vào đó để cân nhắc có nên cộng tác với một người nào đó hay không. Trong hầu hết các trường hợp, tính trung thực là tiêu chí đầu tiên, trên cả khả năng kỷ thuật, trí tuệ và trên tất cả các cân nhắc khác. 

TÍNH TƯƠNG ỨNG 

Sau khi đã xem qua những tiêu chuẩn đạo đức của người cộng sự tương lai, bạn nên xét tiếp đến một điểm quan trọng khác: tính cách. Bạn muốn người cộng sự phải có những tiêu chuẩn đạo đức giống mình, nhưng bạn thật sự không muốn hợp tác với người có tính cách quá giống mình. 

Hãy thử để 2 nhà lãnh đạo vào cùng một tên lửa phóng lên mặt trăng và bạn sẽ thấy chuyện gì xảy ra. Nghiên cứu chỉ ra rằng một doanh nghiệp với 2 cộng sự phát đạt được là do tính cách 2 người khác nhau nhưng lại bổ sung cho nhau. Ví dụ một người thiên về phân tích, lý trí, nhẫn nại, có phương pháp nhưng người kia lại theo bản năng táo bạo, dễ cáu và sáng tạo. 

Cơ quan NASA, khi chọn đội phi hành gia cho một nhiệm vụ thường phân tích tính cách những ứng viên trước khi cùng lên tàu con thoi ( tàu cánh ngầm). Nhân viên NASA biết rằng sứ mệnh có thành công hay không phụ thuộc vào tính cách tương ứng và bổ sung cho nhau của phi hành đoàn bay vào vũ trụ. 

Các ủy viên ban quản trị đài truyền hình nhận biết được chuyện gì sẽ xảy ra khi để những người có cùng tính cách làm chung một tổ với nhau. Các biên tập viên và nhà sản xuất của chương trình truyền hình thực tế Big Brother cho biết tỷ lệ những cuộc cãi vã và nước mắt (chẳng hạn như việc xếp hạng chương trình) trực tiếp tương xứng với mức độ giống nhau trong tính cách của những người cùng ở chung một nhà. Và nếu như vô tình mức độ ấy càng tiến sát đến mức vô lý, càng tốt. Nếu thực sự muốn thấy một đàn chim bay như thế nào, hãy thử nhốt một nhóm Đức quốc xã lại với nhau. 

Điều tương tự cũng xảy ra trong lĩnh vực tài năng và kinh nghiệm. Để mối quan hệ cộng tác tiến triển tốt, bạn nên cần nhiều tài năng khác nhau. Khi tìm kiếm cộng sự, hãy lựa chọn những người có kỹ năng và tài năng mà bạn không có. Đừng chọn bạn mình làm cộng sự vì điều đó chỉ mang đến sự vui vẻ. Nếu không có các tài năng khác nhau, bạn khó có thể thành công và tình bạn cũng vì thế mà trượt dốc. 

Chuyện đó chẳng phải đùa. Có lần 3 người bạn đến gặp tôi; họ muốn thành lập công ty in ấn trong một tiệm in cho thuê. Cả 3 đều dày dặn kinh nghiệm trong khoản bán hàng nhưng không có ai có một chút khái niệm nào về kỹ thuật in ấn và hậu cần. Vâng tôi biết tôi đã từng nói là bạn có thể bù đắp việc không có chuyên ngành kỹ thuật bằng việc thuê nhân viên giỏi, và các bạn tôi cũng có dự định làm thế. Nhưng ý tôi là, nếu bạn có 3 cộng sự đều cùng tham gia làm việc, cả 3 đều không góp vốn, thì sẽ có lý hơn nếu một người chuyên về mua hàng, một người về in ấn và một về bán hàng? 

Đó là những gì tôi nêu trong cuộc họp. Tôi phải thừa nhận điều này không dễ. Ba người nhìn nhau thất vọng; họ nhận ra rằng họ đến với nhau chỉ vì họ có chung một ý tưởng. Nhưng thực ra, không ai trong số họ là cộng sự người kia cần. 

HÃY CHỌN NGƯỜI THẬT SỰ CÓ ĐÓNG GÓP 

Một khi đã tìm được người có chung tiêu chuẩn đạo đức và tính cách bổ sung, bạn chỉ cần chắc chắn rằng anh ta/ cô ta không đang lừa phỉnh bạn. Tôi không đùa tí nào. Có rất nhiều người không có tài cán gì nhưng lại có khả năng cực hay trong việc che giấu nó và có những doanh nhân tương lai vì mải tìm kiếm cộng sự, lại có khả năng cực tài trong việc lờ đi sự thật rõ ràng kia. 

Hãy chọn người thực sự đem lại giá trị - người có kiếm thức sâu rộng hơn, có thành tích đáng nể hơn, và có những ý tưởng hay hơn. Người bạn chọn làm cộng sự nên là người có những ý kiến khiến bạn tôn trọng: một quyền lực trong mắt bạn, một tiếng nói có trọng lượng. Một trong những người tham gia phỏng vấn nói: “Một cộng sự không nên yếu kém hơn, bởi vì nếu anh ta yếu kém hơn thì vị trí anh ta chẳng khác hơn là đồ cống nạp. ” 

Dĩ nhiên có một nghịch lý ở đây: nếu ai cũng áp dụng tiêu chuẩn này thì sẽ không ai có cộng sự hết. Nếu mỗi cặp đôi có trình độ và năng lực khác nhau và cả hai đều biết rằng họ có lợi khi kết hợp với người có trình độ hơn mình, thì người giỏi hơn trong hai người họ sẽ tìm đến người giỏi hơn nữa. Nhưng khi anh ta/ cô ta tìm được người đó thì họ cũng từ chối vì anh ta/ cô ta không bằng mình. Vì thế, khi tìm được người có năng lực hơn mình, đừng tiết lộ tiêu chuẩn này ra cho đến khi cả 2 làm việc chung được vài năm. 

MỤC TIÊU CHUNG 


Khi tìm được người đạt được 3 tiêu chuẩn trên, bạn nên tiếp tục đặt ra những câu hỏi sau: 

- Mục tiêu kinh doanh của bạn là gì? 

- Bạn muốn kiểu doanh thu nào? 

- Bạn định kiếm bao nhiêu tiền? 

- Bạn muốn thuê bao nhiêu nhân viên? 

- Bạn kinh doanh để sau này bán nó đi? 

- Bạn muốn đi xa đến đâu? 

Hay, như một cộng sự của tôi nói, “Nếu mục tiêu kinh doanh của các cộng sự khác nhau, thì khi đối mặt với tình thế tiến thoái, lưỡng nan hay khó khăn, sẽ có những quan điểm mâu thuẫn trong việc giải quyết tình huống, dẫn đến bất đồng và đôi khi còn tuyệt giao.” 

Khi bắt đầu kinh doanh riêng, hãy xác định thật kỹ mục tiêu của bạn. và vì điều này càng quan trọng khi có sự góp mặt của các cộng sự. Tóm lại, hãy dành thời gian xác định thật kỹ mục tiêu của mình và bảo đảm mục tiêu của bạn cững giống như của các đồng nghiệp trước khi bước vào cuộc phiêu lưu vĩ đại.

TÓM TẮT

- Những tiêu chuẩn quan trọng nhất trong việc chọn lựa cộng sự theo thứ tự như sau: sự trung thực, những tiêu chuẩn đạo đức chung, tính cách bổ sung cho nhau và những kỹ năng hay kinh nghiệm có ích.

- Việc thảo luận và xác định rõ mục tiêu kinh doanh rất quan trọng, và nó càng quan trọng hơn khi những mục tiêu này được chia sẻ hoàn toàn giữa những cộng sự không chút giấu giếm.

Trích: Sách đen về tinh thần doanh nhân
by Duong Kiyosaki

No comments:

Powered by Blogger.